Insulin là một loại hormone vô cùng quan trọng. Nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu và tích trữ năng lượng cho cơ thể. Nhưng vai trò của insulin trong điều trị bệnh tiểu đường là gì? Hãy đọc bài viết này của chúng tôi để có câu trả lời nhé!
1. Vai trò của insulin trong cơ thể
Insulin là một hormone được sản xuất tại tuyến tụy. Trong cơ thể nó có vai trò điều hòa đường huyết và tích trữ glucose dư thừa để tạo năng lượng.
- Vai trò điều hòa đường huyết: Sau khi ăn, glucose có được trong quá trình phân hủy thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu. Tuyến tụy phản ứng bằng cách sản sinh ra insulin. Loại hormone này cho phép glucose đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
- Vai trò dự trữ glucose dư thừa để tạo năng lượng: Khi glucose dư thừa trong máu, insulin báo hiệu cơ thể dự trữ nó vào gan, mô mỡ và cơ bắp. Lượng đường dự trữ này sẽ không được tiêu thụ cho đến khi đường huyết của bạn giảm xuống.
Trong bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy của bệnh nhân sản xuất ít hoặc ngừng sản xuất insulin. Khi đó, liệu pháp điều trị bằng insulin rất quan trọng để bổ sung thay cho lượng insulin còn thiếu. Mặc dù bệnh tiểu đường type 2 có nguyên nhân là do tình trạng kháng insulin của cơ thể, tuy nhiên trong một số trường hợp những người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn cần điều trị bằng insulin nếu các phương pháp điều trị khác trở nên không hiệu quả.
2. Các loại insulin sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường
- Insulin tác dụng nhanh: Loại insulin này bắt đầu hoạt động sau khoảng 10-20 phút sau khi tiêm. Tác dụng của nó có thể kéo dài từ 3-4 giờ. Do vậy thường được dùng ngay trước hoặc sau bữa ăn.
- Insulin tác dụng ngắn: Insulin tác dụng ngắn bắt đầu hoạt động chậm hơn so với insulin tác dụng nhanh. Từ 30-60 phút sau khi tiêm nó bắt đầu hoạt động và có tác dụng trong khoảng 5-8 giờ.
- Insulin tác dụng trung bình: Loại insulin này bắt đầu hoạt động sau 1-2 giờ sau khi tiêm và kéo dài từ 14-16 giờ. Do đó người bệnh cần tiêm bổ sung 1 hoặc 2 lần một ngày để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Insulin tác dụng dài: Nó bắt đầu hoạt động sau khoảng 2 giờ kể từ khi tiêm và có tác dụng trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn.
- Dạng insulin hỗn hợp: Đây là loại insulin chứa cả insulin tác dụng nhanh và tác dụng dài trong cùng một mũi tiêm. Nó có đặc điểm là có tác dụng tức thời và kéo dài.
Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và chú ý liều lượng bởi insulin cũng mang lại các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Tác dụng phụ khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường
Một số bệnh nhân sau khi sử dụng insulin có thể sẽ có những phản ứng sau đây:
- Đổ mồ hôi
- Mệt mỏi
- Mất ý thức
- Co giật
- Choáng váng
- Da nhợt nhạt
Để ngăn chặn điều này, bạn cần phải luôn mang theo carbohydrate tác dụng như:
- Nước ép trái cây
- Kẹo ngọt
- Nho khô
- Nước soda có đường
Tìm hiểu thêm: Hạt methi có tốt cho người bệnh tiểu đường?
Bài viết liên quan:
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hay đói bụng – biểu hiện báo hiệu căn bệnh nguy hiểm
Statin – Nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc Tiểu đường type 2
Người bị rối loạn dung nạp glucose nên ăn gì?
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng