Tiểu đường – nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Tiểu đường – nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Tiểu đường là một căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Trong đó suy thận là biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến thận mà bệnh tiểu đường mang lại.

Tiểu đường và biến chứng suy thận

Bệnh tiểu đường là tình trạng mà cơ thể bị rối loạn chuyển hóa tinh bột, chất béo và protein do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin không phát huy được hiệu quả cùng tác dụng vốn có của nó ở các mô đích. Kết quả khiến cho hàm lượng đường trong máu luôn trong ngưỡng cao.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe khác, có thể kể đến bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Bệnh tim mạch
  • Đột quỵ
  • Suy thận

Suy thận là một biến chứng rất phổ biến của bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 20-30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát triển thành bệnh thận và điều này có thể dẫn tới bệnh suy thận.

Trong cơ thể, thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài qua đường nước tiểu. Điều này có thể thực hiện được là nhờ sự hoạt động của hàng triệu vi cầu thận. Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong máu cao gây ảnh hưởng xấu đến các đơn vị thực hiện nhiệm vụ lọc máu của thận. Qua thời gian dài sẽ tiến triển thành những tổn thương nghiêm trọng trong thận và dẫn đến suy thận do tiểu đường.

Chẩn đoán suy thận do tiểu đường

Chẩn đoán suy thận do tiểu đường

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy thận do tiểu đường là không rõ ràng. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Huyết áp cao bất thường
  • Phù bàn chân, bàn tay
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Cảm thấy khó thở
  • Hay quên và mất tập trung
  • Thường xuyên buồn nôn, chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Ngoài ra, để có thể biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Hàm lượng protein cao bất thường trong nước tiểu là một dấu hiệu cho biết bạn gặp vấn đề về thận.
  • Xét nghiệm máu: Khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận. Do đó nếu thành phần các chất trong máu của bạn không bình thường điều đó có nghĩa là bạn có thể bị suy thận.
  • Siêu âm thận: Phương pháp này cho phép kiểm tra các mạch máu dẫn đến thận qua đó giúp chúng ta biết được chức năng thận có đang hoạt động bình thường hay không.
  • Sinh thiết: Một mẩu mô nhỏ của thận sẽ được lấy ra để kiểm tra tổn thương thận. Phương pháp này còn hỗ trợ trong phát hiện nguyên nhân gây suy thận ở bệnh nhân.

Phương pháp phòng tránh và điều trị

Phương pháp phòng tránh

Phương pháp phòng tránh suy thận do tiểu đường

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận, trước hết người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Kiểm soát huyết áp cũng là một điều cần thiết. Bởi huyết áp cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ gây suy thận. Các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe có thể kể đến như:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau, củ, quả,…
  • Dầu thực vật không bão hòa: có trong dầu oliu, dầu hướng dương,…
  • Axit béo omega-3: trong các loại quả hạch, cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó,…

Đặc biệt, người bệnh cần tránh sử dụng rượu, bia và chất kích thích. Đồ uống có cồn có khả năng đẩy nhanh biến chứng suy thận ở người mắc bệnh tiểu đường. Không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây kích thích thần kinh là một điều vô cùng cần thiết để cải thiện sức khỏe bệnh nhân.

Điều trị bệnh suy thận do tiểu đường

Điều trị bệnh suy thận do tiểu đường

Khi tình trạng sức khỏe của người bệnh chuyển biến xấu hơn, sử dụng các phương pháp điều trị là một điều bắt buộc. Các cách điều trị cho căn bệnh này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Dùng thuốc điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
  • Lọc máu: Những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải thực hiện liệu pháp này, bởi khi đó thận không thể thực hiện vai trò lọc máu cho cơ thể.
  • Ghép thận: Nếu người bệnh có thể tìm được thận thay thế phù hợp thì đây là giải pháp tối ưu giúp bệnh nhân có thể hoàn toàn hồi phục sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *