Bệnh nhân tiểu đường thường có quan niệm rằng ăn hoa quả nhiều đường sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Na là một loại hoa quả khá ngọt, vậy bệnh nhân tiểu đường có ăn được quả na không? Tiểu đường có nên ăn na hàng ngày?
Na – loại quả tốt cho sức khỏe
Quả na hay còn gọi là mãng cầu ta là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng Caribe. Na là loại quả giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của quả na gồm: 72% glucose, 1,73% tinh bột, 14,52% saccharose, 2,7% protid và vitamin C. Trong 100g na bổ sung 64 kcal năng lượng; 82,5g nước;1,6g protein; 14,5g gluxit; 0,8g xenluloza; 35mg canxi; 45mg photpho; 36mg vitamin C và các nhóm vitamin B tốt cho sức khỏe.
Quả na có lợi cho bệnh nhân Tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng xác định quả na rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Vào mùa na đang chín rộ, người bệnh tiểu đường nên chú ý thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn, sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Vì quả na có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể con người. Mặt khác na là 1 trong ít những loại trái cây có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, hạn chế tối đa những biến chứng. Đặc biệt là ở những người bệnh tiểu đường tuýp 2. Quả na chứa nhiều khoáng chất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường như: magie, vitamin C, sắt hay kali…
Magie giúp điều hòa lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu khoa học, nhiều người có chế độ ăn giàu magie hoặc ăn bổ sung magie giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới hội chứng chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.
Na giàu vitamin C, đây là chất dinh dưỡng cơ bản giúp kiểm soát lượng đường trong máu vì vitamin C giúp tái sản xuất insulin.
Một trong những lý do na tốt cho bệnh nhân tiểu đường là do na chứa hàm lượng sắt cao, phòng ngừa tình trạng thiếu máu và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Khi cơ thể thiếu kali, chức năng giải phóng insulin của tuyến tụy bị ức chế khiến người bệnh dễ tăng đường huyết và đối với người bình thường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kali có trong quả na giúp hỗ trợ sự phát triển của các tế bào và loại kali huyết thanh giúp điều tiết insulin cần thiết cho người bệnh.
Người mắc Tiểu đường nên ăn na như nào?
Việc ăn na như thế nào không phải là vấn đề quá quan trọng đối với người bình thường, tuy nhiên với bệnh nhân tiểu đường thì việc người tiểu đường có ăn được na không là một vấn đề đáng được quan tâm. Bệnh nhân tiểu đường khá khắt khe trong việc ăn uống và khi sử dụng thực phẩm không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Vì vậy, việc bệnh nhân tiểu đường ăn na cần chú ý các vấn đề sau:
Ăn na ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều
Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn 1 quả tầm 250 gam và mỗi tuần nên ăn nhiều nhất là 3 lần, không nên ăn quá nhiều một lúc. Lý do là do na chứa lượng lớn đường và sắt, nếu ăn quá nhiều cả hai chất này đều ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân tiểu đường. Ăn quá nhiều đường sẽ khiến chỉ số đường huyết gia tăng đột ngột gây nhiều nguy hiểm, bên cạnh đó, hàm lượng sắt quá cao gây nhiều vấn đề về sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Không nên nuốt hạt na
Hạt na nếu bạn sơ ý nuốt phải thì có thể không sao nhưng nếu căn vỡ thì độc tố trong hạt na sẽ phát tác dụng và gây hại cho sức khỏe.
Không ăn na khi còn ương
Khi người bệnh tiểu đường ăn quả na ương sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và có thể gây táo bón, tình trạng này bệnh nhân tiểu đường nên tránh mắc phải càng nhiều càng tốt.
Và để tốt hơn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế bớt những thực phẩm chứa lượng đường cao trong khẩu phần ăn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân không phải quá lo lắng khi tiêu thụ lượng lớn na trong ngày. Ngoài việc cần biết tiểu đường có ăn na được không và ăn na thế nào cho đúng, bệnh nhân tiểu đường luôn luôn phải chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống và tập luyện khoa học và kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày để điều chỉnh ăn uống hợp lý.
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng