Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là với những bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa như chứng rối loạn dung nạp glucose. Bổ sung thực phẩm cân bằng và lành mạnh có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng ở người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose.
Rối loạn dung nạp glucose là gì?
Rối loạn dung nạp glucose hay còn được biết đến với tên gọi tiền đái tháo đường. Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng không đủ cao đến mức làm người bệnh bị đái tháo đường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người được chẩn đoán mắc rối loạn dung nạp glucose khi:
- Lượng đường huyết lúc đói (FPG) < 126 mg/dL (7 mmol/L)
- Lượng đường huyết khi nạp 75g glucose sau 2 giờ ở mức 140-200 mg/dL (7,8-11,1 mmol/L)
Bệnh nhân bị tiền đái tháo đường nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nó là nguyên nhân gây nên các vấn đề về sức khỏe như:
- Bệnh đái tháo đường
- Cao huyết áp
- Mỡ máu cao
- Thừa cân, béo phì
- Bệnh tim mạch
- Đột quỵ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 4 người bị rối loạn dung nạp glucose thì sẽ có từ 1-3 người mắc bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm.
Bệnh nhân tiền đái tháo đường thường không biểu hiện triệu chứng. Họ chỉ được phát hiện bản thân bị bệnh này khi có kết quả xét nghiệm máu.
Tuy nhiên bạn có thể dự đoán được nguy cơ mắc bệnh của bản thân nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:
- Bạn bị thừa cân, béo phì
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
- Ít hoạt động thể chất
- Huyết áp cao hoặc mỡ máu cao
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và thừa cân
- Mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai (đái tháo đường thai kỳ)
Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là yếu tố quan trọng trong điều trị rối loạn dung nạp glucose.
Thực phẩm giàu chất xơ
Bệnh nhân tiền đái tháo đường nên bổ sung chất xơ nhiều hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời không nên ăn kèm với các loại sốt có nhiều chất béo.
Các loại rau xanh và trái cây tươi có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm này có thể làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho người rối loạn dung nạp glucose đó là:
- Các loại rau củ như rau c
- ải xoăn, súp lơ, rau bina,…
- Những loại trái cây như bưởi, cam, quýt, táo,…
- Thực phẩm từ cây họ đậu
- Ngũ cốc như yến mạch, gạo lức,…
Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Omega-3 là một axit béo có lợi đối với người bệnh tiền đái tháo đường và bệnh nhân tim mạch.
Omega-3 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như:
- Có trong một một số loài cá: cá hồi, cá ngừ, cá mòi,…
- Các loại quả hạnh
- Các loại hạt như: hạt óc chó, hạt chia,…
Dầu thực vật không bão hòa
Ngược lại với chất béo bão hòa trong mỡ động vật, dầu thực vật không bão hòa mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể hỗ trợ sức khỏe với bệnh nhân tiền đái tháo đường và bệnh nhân tim mạch hoặc cao huyết áp. Với người bệnh, dầu thực vật cần được ưu tiên và thay thế cho các loại chất béo có nguồn gốc từ động vật.
Một số nguồn cung cấp dầu thực vật không bão hòa đó là:
- Dầu oliu
- Dầu đậu nành
- Dầu hướng dương
Một điều cần lưu ý đó là không nên đun dầu oliu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Bởi điều này có thể làm chúng sinh ra nhiều loại chất độc hại đối với sức khỏe.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng sức đề kháng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Sử dụng men vi sinh có thể làm giảm các chỉ số đường huyết và kiểm soát hàm lượng mỡ máu. Nhờ đó có các tác động tích cực đối với bệnh tim mạch và rối loạn dung nạp glucose.
Lợi khuẩn có trong các loại thực phẩm như:
- Các loại rau củ muối: dưa chuột muối, rau cải muối,…
- Các loại tương: tương đậu, tương miso,…
- Các sản phẩm lên men từ sữa: sữa chua, yaourt,…
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có lợi, người bệnh cũng cần có một lối sống lành mạnh với thói quen tập thể thao điều độ. Cùng với đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng