Người bệnh Tiểu đường có được ăn bánh Trung thu không? Cách chọn bánh Trung thu cho người Tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có được ăn bánh Trung thu hay không

Trung thu đang đến gần và thị trường bánh Trung thu trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều người băn khoăn rằng người bệnh tiểu đường có được ăn bánh Trung thu không? Nếu có họ nên chọn loại bánh nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Người bệnh tiểu đường có được ăn bánh Trung thu hay không?

Bánh Trung thu nói chung đều rất ngọt. Điều này khiến những bệnh nhân tiểu đường và những người béo phì cảm thấy khá e ngại với những chiếc bánh thơm ngon này. Nhiều người không dám ăn bánh Trung thu vì sợ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bệnh tiểu đường có được ăn bánh Trung thu hay không

Các chuyên gia cho biết, bánh Trung thu rất ngọt và loại đường dùng để làm bánh thường là đường Saccarose. Nếu nhóm người này ăn bánh Trung thu có chứa đường Saccarose sẽ vô cùng nguy hiểm vì đường huyết sẽ tăng đột biến. Từ đó, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một loạt các biến chứng tiểu đường.

Theo ThS. BS Doãn Thị Tường Vi (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường, người thừa cân béo phì vẫn có thể ăn bánh Trung thu, chỉ cần đảm bảo không tự ý ăn và ăn tùy tiện bất cứ loại bánh nào. Đồng thời, người bệnh tiểu đường cần lưu ý các điều sau đây.

Kiểm soát lượng đường trong máu ổn định

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, nếu thời gian gần đây đường huyết tiếp tục tăng cao và tình trạng dao động liên tục thì đương nhiên không thích hợp để thưởng thức bánh Trung thu.

Trong trường hợp này, bạn phải ăn đúng số lượng bánh Trung thu cho phép, lưu ý là “đúng lượng cho phép”.

Chọn đúng loại bánh Trung thu cho người bệnh tiểu đường

Chọn đúng loại bánh Trung thu cho người bệnh tiểu đường

Đánh giá so sánh các loại bánh Trung thu trên thị trường, mỗi loại bánh Trung thu chứa lượng calo, đường và chất béo khác nhau.

Trước khi mua bánh Trung thu, bạn nên chọn loại bánh có kèm theo bảng thành phần, đọc kỹ bảng thành phần trước khi ăn và tính toán lượng calo của nó.

Điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo tổng lượng calo không đổi

Điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo tổng lượng calo không đổi

Nếu bạn muốn ăn bánh Trung thu, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ điều chỉnh lượng thực phẩm thiết yếu trong ngày để đảm bảo tổng lượng calo của một ngày không thay đổi. Điều này có nghĩa là, bạn nên giảm ăn các loại thực phẩm thiết yếu khác khi đã ăn bánh Trung thu.

Đối với những người khỏe mạnh, bánh Trung thu có thể dùng làm món tráng miệng và ăn nhẹ sau bữa ăn. Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường thì tuyệt đối không được áp dụng điều này. Lượng calo của bánh Trung thu bạn ăn nên được tính vào tổng lượng calo của bữa ăn trong ngày.

Đồng thời, bạn cũng không nên chỉ ăn mỗi bánh Trung thu. Bạn có thể uống một ly nước ấm trước khi ăn bánh Trung thu, sau đó bổ sung một số thực phẩm có chất xơ. Điều này có thể làm tăng cảm giác no, tránh ăn quá nhiều bánh một lúc. Hơn nữa, nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ calo trong quá trình tiêu hóa bánh Trung thu và ngăn ngừa sự tăng trưởng quá mức đường huyết sau bữa ăn.

Kiểm tra lượng đường trong máu sau ăn

Kiểm soát lượng đường trong máu ổn định

Nếu bạn nhận thấy lượng đường trong máu tăng nhanh 2 giờ sau khi ăn bánh Trung thu, điều đó có nghĩa là bạn không thích hợp để ăn bánh Trung thu và lượng calo của bạn chưa được kiểm soát hợp lý.

Trong trường hợp này, bạn có thể làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng làm giảm lượng đường máu, tập thể dục và các phương pháp khác.

Cuối cùng, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã bị tiểu đường, bạn không nên ham mê một lúc mà để cơ hội phát bệnh. Suy cho cùng, một sức khỏe tốt mới chính là nền tảng của sự êm ấm và hạnh phúc.

Xem thêm nội dung tại chanel Youtube:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *