Người bệnh Tiểu đường cần lưu ý điều gì trong mùa dịch COVID-19

Bệnh Tiểu đường và COVID-19

Trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay, ngoài việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, người bệnh Tiểu đường cần lưu ý điều gì để phòng ngừa mắc COVID-19 cũng như tăng cường sức đề kháng?

Bệnh Tiểu đường và COVID-19

Bệnh Tiểu đường và COVID-19

Người cao tuổi và người có bệnh nền (như Tiểu đường, bệnh tim và hen suyễn) được cho là dễ bị bệnh nặng hơn với virus COVID-19. Người bị bệnh Tiểu đường nhiễm virus có thể khó điều trị hơn do sự dao động của mức đường huyết và có thể do các biến chứng Tiểu đường.

Dường như có hai lý do để giải thích cho điều này. Thứ nhất, hệ thống miễn dịch bị tổn hại, khiến việc chống lại virus trở nên khó khăn hơn và khả năng giúp cơ thể hồi phục lâu hơn. Thứ hai, virus có thể phát triển mạnh trong môi trường có lượng đường huyết tăng cao.

Người bệnh Tiểu đường nên tiêm phòng COVID-19

Người bệnh Tiểu đường nên tiêm phòng COVID-19

Chính vì nguy cơ gia tăng hậu quả gây ra do COVID-19, người mắc bệnh Tiểu đường nên được ưu tiên tiêm chủng.

IDF (Hiệp hội Đái tháo đường thế giới) đặc biệt khuyến nghị chính phủ ưu tiên tiêm vắc xin cho người mắc bệnh Tiểu đường và người gặp các tình trạng sức khỏe khác. Đồng thời khuyên những người sống chung với bệnh Tiểu đường nên tiêm phòng sớm nhất khi có thể.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh virus

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh virus

Người dân nói chung và người mắc Tiểu đường nói riêng cần thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, bao gồm:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên.
  • Tránh chạm tay vào mặt trước khi bạn rửa sạch và lau khô tay.
  • Lau sạch và khử trùng bất kỳ đồ vật và bề mặt nào thường xuyên chạm vào.
  • Không dùng chung thức ăn, ly, khăn, dụng cụ, v.v.
  • Khi bạn ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi của bạn bằng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng nếu bạn không có khăn giấy (vứt bỏ khăn giấy đúng chỗ sau khi sử dụng).
  • Cố gắng tránh tiếp xúc với bất kỳ ai có triệu chứng của bệnh hô hấp (ho, sốt)
  • Nếu có thể, bạn hãy tránh đi công tác nếu không cần thiết, tránh các cuộc tụ tập đông người, tránh các phương tiện giao thông công cộng

Đặc biệt, người bệnh Tiểu đường cần lưu ý:

Người bệnh Tiểu đường cần lưu ý kiểm soát lượng đường huyết trong mùa dịch

  • Chú ý hơn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Theo dõi thường xuyên có thể giúp tránh các biến chứng do đường huyết cao hoặc thấp.
  • Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào cũng sẽ làm tăng mức đường huyết của bạn và tăng nhu cầu về chất lỏng, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước.
  • Đảm bảo nguồn cung cấp các loại thuốc, thực phẩm điều trị Tiểu đường
  • Giữ một thời gian biểu đều đặn, tránh làm việc quá sức và ngủ ngon

Dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục tại nhà

Người bệnh Tiểu đường nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục tại nhà

Dinh dưỡng lành mạnh là một thành phần thiết yếu của việc quản lý bệnh Tiểu đường. Do đó, điều quan trọng đối với những người mắc bệnh Tiểu đường là ăn một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng để giữ mức đường huyết ổn định và tăng cường hệ thống miễn dịch.

  • Ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ chiên rán
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, carbohydrate và chất béo
  • Chọn protein nạc (ví dụ: cá, thịt, trứng, sữa, đậu sau khi nấu chín hoàn toàn)
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây có chỉ số đường huyết thấp
  • Hoạt động thể chất thường xuyên mang lại lợi ích cho mọi người, đặc biệt là cho người bệnh Tiểu đường. Người bị Tiểu đường nên  thực hiện các bài tập thể dục hàng ngày tại chính ngôi nhà của mình

Xem thêm nội dung tại channel Youtube của chúng tôi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *