Tên nghiên cứu: Bổ sung Kẽm giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tác giả chính: Xinhui Wang
Thời gian nghiên cứu: 2019
Trung tâm nghiên cứu: Tổng hợp các nghiên cứu lâm sàng trên toàn thế giới
Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31161192/
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của việc bổ sung Kẽm trong ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Kết quả chính: Tổng hợp các nghiên cứu có tổng 1700 người tham gia ở 14 quốc gia khác nhau. Nhìn chung so với các nhóm đối chứng, nhóm được bổ sung Kẽm, đường huyết lúc đói đã giảm 14,15 mg/dL, đường huyết sau ăn 2 giờ giảm 36,85 mg/dL, insulin lúc đói giảm 1,82 mU/L, đánh giá hằng định nội môi cho kháng insulin giảm 0,73, HbA1c giảm 0,55%, và nồng độ protein phản ứng C độ nhạy cao giảm 1,31 mg/L.
Kết luận: Một số chỉ số đường huyết quan trọng giảm đáng kể khi bổ sung Kẽm, đặc biệt là chỉ số đường huyết lúc đói ở người mắc tiểu đường được bổ sung Kẽm.
Chỉ số | Trung bình giảm | Giảm nhiều nhất | Giảm ít nhất | Đơn vị |
Đường huyết lúc đói | 14,15 | 17,36 | 10,93 | mg/dL |
Đường huyết sau ăn 2h | 36,85 | 62,05 | 11,65 | mg/dL |
Insulin lúc đói | 1,82 | 3,1 | 0,54 | mU/L |
Kháng insulin | 0,73 | 1,22 | 0,24 | |
HbA1c | 0,55 | 0,84 | 0,27 | % |
Nồng độ protein phản ứng C độ nhạy cao | 1,31 | 2,05 | 0,56 | mg/L |
Bài viết liên quan:
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hay đói bụng – biểu hiện báo hiệu căn bệnh nguy hiểm
Statin – Nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc Tiểu đường type 2
Người bị rối loạn dung nạp glucose nên ăn gì?
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng