Bạn đang băn khoăn không biết rằng người mắc chứng rối loạn dung nạp glucose có cần bổ thêm Zinc (kẽm) không? Bạn lo lắng và thắc mắc về việc Kẽm sẽ có tác động như thế nào đối với người bệnh? Đừng lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Tác dụng của kẽm với cơ thể
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể không thể tạo ra kẽm, vì vậy chúng ta phải hấp thụ nó từ các nguồn thực phẩm. Kẽm được lưu trữ trong cơ bắp, tế bào máu, võng mạc của mắt, da, xương, thận, gan, tuyến tụy . Và ở nam giới thì kẽm còn tích trữ trong tuyến tiền liệt.
Kẽm làm gì cho chúng ta? Về cơ bản, kẽm giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Nó cũng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate để tạo năng lượng. Chúng ta cũng cần kẽm để duy trì vị giác và khứu giác. Cuối cùng, kẽm là một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào của chúng ta khỏi các gốc tự do hoặc các phân tử có thể tàn phá và có thể dẫn đến bệnh tim và ung thư.
Rối loạn dung nạp glucose
Rối loạn chuyển hóa là căn bệnh đang rất được chú ý và quan tâm trong những năm gần đây. Do biến chứng của căn bệnh rất khôn lường để lại tổn thương lớn cho người bệnh cùng gánh nặng về chi phí chữa trị với gia đình và hội.
Được biết rằng rối loạn dung nạp glucose là sự mất cân bằng trong quá trình dung nạp glucose. Từ đó gây nên sự quá nhiều hoặc quá ít glucose trong máu.
Khi glucose trong máu giảm gây nên sự rối loạn một số chức năng của cơ thể. Tuy nhiên khi được điều trị kịp thời thì những dấu hiệu rối loạn sẽ biến mất và hầu như không để lại biến chứng gì.
Nhưng khi glucose trong máu tăng lên để lại nhiều biến chứng có hại cho cơ thể hơn. Vì khi tăng glucose trong máu tức là lúc đó cơ thể đã mắc tiền đái tháo đường. Sau một thời gian mà vẫn không kiểm soát được sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Mà căn bệnh này chỉ có thể hỗ trợ cải thiện mà không biến mất hoàn toàn. Không những thế nó còn dẫn đến các biến chứng khôn lường.
Công dụng của Zinc (kẽm) đối với người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với người khỏe mạnh.
Việc bổ sung kẽm cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 có tác dụng hữu ích trong việc nâng cao mức kẽm huyết thanh và kiểm soát đường huyết (giảm nồng độ HbA1c%)
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Bổ sung kẽm đã được chứng minh là cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở bệnh tiểu đường type 1 và type 2- hai dạng chính của bệnh tiểu đường.
Kẽm dường như có tác dụng giống như insulin bằng cách hỗ trợ quá trình truyền tín hiệu của insulin và bằng cách giảm sản xuất cytokine, từ đó dẫn đến chết tế bào beta trong quá trình viêm ở tuyến tụy trong quá trình bệnh. Từ đó, tạo ra tiềm năng to lớn để điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Cải thiện chứng loãng xương do Tiểu Đường
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cần thiết cho sự tổng hợp collagen bình thường và sự khoáng hóa của xương. Nó hoạt động như một đồng yếu tố cho phosphatase kiềm, tạo ra metalloenzyme của xương.
Giảm nồng độ Zn trong huyết tương và tăng bài tiết Zn qua nước tiểu là dấu hiệu báo trước ở người bị loãng xương.
Bệnh loãng xương do tiểu đường (DOP) là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Với đặc điểm là giảm mật độ khoáng xương (BMD) và phá hủy cấu trúc xương. Người ta nhận thấy sự bài tiết canxi và phốt pho trong nước tiểu tăng lên đáng kể ở người mắc bệnh tiểu đường, và tăng hơn nữa khi người đó có chế độ ăn thiếu kẽm.
Vỏ xương ở người tiểu đường mỏng đi do mất khoáng chất và có thể hồi phục bằng điều trị insulin, và những thay đổi về cấu trúc xương này có nguy cơ tăng đáng kể khi cơ thể thiếu kẽm nhẹ. Hơn nữa, Kẽm đã được báo cáo là có tác dụng có lợi đối với quá trình tạo xương sau mãn kinh, nó cũng có tác dụng hạ đường huyết
Tăng cường miễn dịch
Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với hàm lượng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch, làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Người ta đã phát hiện thấy rằng khi bị thiếu kẽm sẽ có biểu hiện thiểu sản lách và tuyến ức, giảm sản xuất các globulin miễn dịch, bao gồm cả IgA, IgM và IgG.
Chống oxy hóa
Kẽm đóng một vai trò liên quan trong việc chống oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Khoáng chất này có thể hoạt động theo các cơ chế bảo vệ khác nhau. Đặc biệt, nó là một đồng yếu tố cần thiết cho hơn 300 enzym, chẳng hạn như superoxide dismutase. Khoáng chất này cũng tạo điều kiện giảm thiểu và trung hòa các gốc tự do.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung kẽm làm tăng hoạt động của superoxide dismutase và giảm nồng độ malondialdehyde trong cả huyết thanh và tuyến tụy. Hàm lượng kẽm thấp trong sinh vật làm suy giảm hoạt động của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa. Việc bổ sung kẽm làm tăng hoạt động của superoxide dismutase và giảm quá trình peroxy hóa lipid ở gan. Điều này nhấn mạnh rằng kẽm có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do oxy hóa.
Tăng cường dẫn truyền thần kinh
Ở bệnh tiểu đường, bổ sung kẽm dẫn đến cải thiện vận tốc dẫn truyền thần kinh. Vì Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Tuy mức tái tổ hợp kẽm trong não rất chậm. Nhưng cơ thể luôn kiểm soát cân bằng thể dịch nhằm cho phép não luôn giữ được lượng kẽm cao nhất trong khi cơ thể bị thiếu kẽm. Các synap thần kinh sẽ hấp thụ kẽm một cách chủ động. Từ đó kích thích các sợi thần kinh, nhất là vùng hippocampus sẽ làm giải phóng kẽm.
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng