Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Đối với những người mắc tiểu đường, bệnh tim mạch là mối lo ngại lớn. Biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây ra khoảng 80% tổng số tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Chính vì vậy việc phòng ngừa biến chứng tim mạch ở những người tiểu đường là rất quan trọng.

Tại sao bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian khiến các mạch máu dần bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng tim nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể không thể sử dụng tất cả lượng đường này một cách hợp lý, vì vậy, đường sẽ dính vào các tế bào hồng cầu và tích tụ trong máu. Sự tích tụ này có thể gây tắc nghẽn và làm tổn thương các mạch dẫn máu đến và đi từ tim, làm tim thiếu oxy và chất dinh dưỡng.

Các mạch máu cũng bị tổn thương do cholesterol cao (mỡ máu) và huyết áp cao.

Vì vậy, bạn có thể giúp ngăn ngừa tổn thương các mạch máu của mình bằng cách kiểm soát:

  • lượng đường trong máu
  • huyết áp
  • cholesterol (mỡ máu)

Làm thế nào để giảm nguy cơ đau tim hoặc bệnh tim mạch ở người tiểu đường

1. Xét nghiệm các chỉ số HbA1c , huyết áp và cholesterol trong máu (mỡ trong máu) định kỳ

Hầu hết mọi người sẽ kiểm tra từ ba đến sáu tháng một lần. Từ kết quả những chỉ số này, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên để cải thiện cũng như ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ số này có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng do bệnh tiểu đường. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ trái tim của bạn.

2. Kiểm soát cân nặng

Việc duy trì mức cân nặng hợp lý là một điều rất quan trọng ở những người mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt là lượng mỡ ở vùng eo là nguyên nhân có thể khiến cho tình trạng kháng insulin càng trầm trọng hơn. Nếu đang bị thừa cân, người mắc tiểu đường nên tham khảo các cách giảm cân lành mạnh từ những chuyên gia dinh dưỡng.

3. Hoạt động thể chất thường xuyên. 

Nhiều nghiên cứu quan trọng đã chứng minh vô số lợi ích tim mạch của hoạt động thể chất thường xuyên (không chỉ giảm cân). Hãy bắt đầu từ từ và xây dựng một kế hoạch phù hợp với bản thân. Tập luyện thường xuyên làm cho trái tim khỏe hơn, tạo điều kiện cho nó bơm nhiều máu hơn với ít áp lực hơn. Ít áp lực hơn có nghĩa là lực lên động mạch càng giảm. 

Bằng cách hoạt động nhiều hơn, huyết áp tâm thu – chỉ số cao nhất trong kết quả đo huyết áp – có thể giảm trung bình từ 4 đến 9 milimét thủy ngân. Ngay cả khi huyết áp ở mức bình thường, hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp nó không tăng khi bạn già đi. 

4. Không hút thuốc

Hút thuốc làm cho máu khó lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là đến tim. Điều này là bởi chất nicotin trong thuốc lá thu hẹp và hạn chế các mạch máu. Nếu đang hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

5. Giảm cholesterol LDL (loại “có hại”)

Mức LDL cholesterol được khuyến cáo là dưới 100 mg / dl. Ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp giảm lượng chất béo bão hòa. Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, yến mạch cắt thép và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn, có thể sử dụng những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để làm giảm lượng LDL cholesterol.

6. Kiểm soát áp huyết

Các nhà khoa học đã khuyên những người mắc tiểu đường nên nhắm đến chỉ số áp huyết dưới 130/80. Hạn chế lượng muối hấp thụ trong một ngày < 2.300mg bởi quá nhiều natri khiến mạch máu co lại dẫn đến tăng huyết áp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *