Tiểu đường là căn bệnh xuất hiện khi lượng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có 2 loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Trong đó tiểu đường loại 2 (hay bệnh liên quan đến lối sống) phổ biến hơn cả. Bệnh này về lâu dài sẽ dẫn đến các biến chứng khôn lường. Vậy muốn kiểm soát đường huyết bạn phải làm như thế nào?
Rất đơn giản! Vì bạn có thể kiểm soát nó thông qua chế độ ăn uống cùng vận động thể chất hằng ngày. Bạn không nghe nhầm đâu, vận động thể chất cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu đó. Cùng theo dõi để biết cách mà vận động thể chất kiểm soát lượng đường huyết nhé!
Vận động thể chất (tập thể dục) kiểm soát đường huyết như thế nào?
Thể dục đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm đường huyết ở người tiểu đường
- Khi tập thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ sử dụng Insulin hiệu quả hơn, từ đó làm giảm lượng đường trong máu- đem lại hiệu quả tích cực với bệnh nhân tiểu đường.
- Các cơ bắp sẽ co lại khi ta tập thể dục ở những cường độ nhất định. Trong quá trình này, các tế bào sẽ sử dụng glucose có sẵn trong máu. Điều này làm giảm bớt lượng đường trong máu của người tiểu đường.
- Tiểu đường loại 2-biểu hiện hiện tượng kháng Insulin của cơ thể. Nhờ việc tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể, từ đó khiến cơ thể nhạy cảm hơn với Insulin.
- Việc vận động thể chất thường xuyên cũng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống-một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường.
- Không những thế nó còn giúp duy trì cân nặng nhờ việc đốt cháy calo, giảm mỡ thừa và làm giảm lượng đường trong máu.
- Tác dụng làm giảm mỡ thừa trong nội tạng và huyết tương giúp giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Nhờ làm giảm cholesterol máu và cải thiện lưu thông máu.
Những điều nên và không nên làm khi vận động thể chất
Nên
- Hãy ăn nhẹ trước khi tập thể dục 15-20 phút khi đường huyết thấp
- Thực hiện vận động thể chất khi lượng đường trong máu ở mức bình thường
- Hãy ăn một chút hoa quả hay đồ ăn nhẹ trước 15-20 phút, nếu lượng đường huyết của bạn thấp (dưới 100 mg / dL)
- Hãy mang theo socola hay đồ ngọt khi tập thể dục, sẽ có lúc bạn cần nó đấy!
- Luôn uống đủ nước và mang theo nước uống khi đi tập thể dục nhé!
Không nên
- Không cung cấp đủ nước khi tham gia hoạt động thể chất trong tình trạng mắc tiểu đường rất nguy hiểm
- Không nên tập thể dục khi lượng đường trong máu quá cao (trên 240 mg / dL). Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia y tế, và giảm lượng đường và tập những bài tập phù hợp.
- Hoạt động thể chất khi lượng đường trong máu thấp và không có đồ ngọt mang theo.
- Không cung cấp đủ nước khi thể dục.
Theo một báo cáo do Harvard Health công bố, ở người tiểu đường nếu đi bộ ít nhất hai giờ một tuần sẽ ít có nguy cơ mắc, chết vì bệnh tim hơn những người ít vận động. Và những người tập thể dục ba đến bốn giờ một tuần thậm chí còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Báo cáo cũng cho biết những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất 4 giờ mỗi tuần để tập thể dục ít có nguy cơ mắc các bệnh tim thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị nên có khoảng 150 phút tập thể dục vừa hoặc 75 phút vận động mạnh hàng tuần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Kết hợp các bài tập
Kết hợp các bài tập thể dục đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc làm giảm lượng đường huyết. Qua đó một số lời khuyên được nêu ra rằng:
- Với những người không mắc bệnh tiểu đường nên có chế độ thể dục ít nhất 30 phút x 5 lần / 1 tuần. Nên tập chủ yếu là các bài tập cường độ cao, , đôi khi đan xen các bài tập có cường độ vừa.
- Với người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng nên có chế độ thể dục ít nhất 30 phút x 5 lần / 1 tuần. Đó nên là những bài tập cường độ vừa và dài. Kết hợp với nó là việc tập luyện sức đề kháng được lặp lại nhiều lần ở tất cả các nhóm cơ chính x 2 lần /1 tuần.
- Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hạn chế vận động nên cố gắng tập thể dục càng nhiều càng tốt. Họ cần các bài tập cường độ thấp và sức bền vừa phải. Cần thường xuyên luyện tập các nhóm cơ chính giúp tăng sức bền và giúp cơ thể quen dần với vận động
Kết hợp thể dục cùng ăn uống hợp lý đem lại hiệu quả tốt hơn
Ngoài vận động thể chất, người bị tiểu đường cũng cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Điển hình đó là chế độ ăn:
- Cắt giảm tinh bột
- Tối ưu hóa chất đạm
- Ăn nhiều chất xơ và vitamin, chất béo tốt
- Phân bổ thời gian ăn hợp lý
- Uống nhiều nước
- Cắt giảm gia vị
- Sử dụng thức uống phù hợp như trà hay cafe
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng