Kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Sản phẩm KENU TD có tác dụng hỗ trợ cân bằng glucose máu, hỗ trợ tăng tiết insulin, giảm tính kháng insulin và giảm nguy cơ biến chứng do Tiểu đường.
Kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường (diabetes) theo tổ chức y tế thế giới (WHO) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá nội tiết mạn tính có liên quan đến hormone insulin, đặc trưng bởi sự tăng đường huyết dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ và các chất khoáng.
Insulin là hormone được tổng hợp từ tế bào beta ở tuyến tụy. Nó là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm đường huyết. Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định nồng độ glucose trong máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan.
Nguyên nhân gây ra bệnh Tiểu đường tuýp 2: rối loạn tiết insulin (tiết ít insulin) hoặc kháng insulin.
Kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Điều này có thể do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích. Vì vậy không phát huy tác dụng kích hoạt GLUT4 ra ngoài màng, nên glucose không được vận chuyển vào tế bào. Mặt khác sự tăng tiết các hormone đối kháng với insulin như: GH (growth hormon- hormon tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng đến kháng insulin.
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người bệnh Tiểu đường tuýp 2
Sản phẩm KENU TD có tác dụng hỗ trợ cân bằng glucose máu, hỗ trợ tăng tiết insulin, giảm tính kháng insulin và giảm nguy cơ biến chứng do Tiểu đường. Sản phẩm có được tác động vượt trội này là nhờ thành phần có chứa: chiết xuất dâu tằm trắng, hạt methi, hoa hòe, vitamin C, B6 và Kẽm.
Trong đó, dâu tằm trắng (Morus alba) được biết có khả năng làm giảm sự kháng insulin đáng kể ở người mắc Tiểu đường tuýp 2. Việc kích hoạt con đường PI3K/AKT bằng chiết xuất lá dâu tằm làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin do hàm lượng glucose cao trong tế bào.
Chiết xuất Dâu tằm trắng trong KENU TD làm giảm kháng insulin
Theo nghiên cứu trong năm 2020 của Qinghai Meng và cộng sự cho thấy, chiết xuất lá dâu tằm làm giảm kháng insulin và cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh Tiểu đường ở đối tượng bị Tiểu đường thông qua việc kích thích sự hấp thu glucose và tăng cường chức năng ty thể ở tế bào cơ xương. Ở những đối tượng bị rối loạn dung nạp glucose hay bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, bổ sung chiết xuất lá dâu tằm trong vòng 8 tuần đã cho thấy hiệu quả giảm đường huyết và giảm tính kháng insulin.
Chiết xuất lá dâu tằm trong KENU TD cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách giảm tiết insulin và leptin cũng như làm tăng mức adiponectin huyết thanh. Leptin có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi để tiết ra nhiều hormone điều chỉnh lượng thức ăn và trọng lượng cơ thể. Các nghiên cứu cho rằng chiết xuất lá dâu tằm cải thiện khả năng kháng leptin trong mô mỡ, dẫn đến giảm leptin huyết thanh, từ đó hàm lượng triglyceride trong huyết thanh và gan giảm.
Adiponectin, một chất béo khác có bản chất là hormone, được báo cáo là có tác dụng làm giảm tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, adiponectin làm giảm hàm lượng triglyceride trong các mô ngoại vi bằng cách tăng cường tiêu thụ năng lượng thông qua thụ thể alpha kích hoạt tăng sinh peroxisome (peroxisome proliferator-activated receptor alpha) và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Chính vì vậy, chiết xuất lá dâu tằm có thể phục vụ như một chiến lược cải thiện tình trạng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa với bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Bài viết liên quan:
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hay đói bụng – biểu hiện báo hiệu căn bệnh nguy hiểm
Statin – Nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc Tiểu đường type 2
Người bị rối loạn dung nạp glucose nên ăn gì?
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng