Đôi khi chúng ta cảm thấy hay đói bụng ngay cả sau bữa ăn và thường bỏ qua dấu hiệu này. Nhưng đây lại là một biểu hiện báo hiệu cho căn bệnh nguy hiểm – bệnh tiểu đường.
Tại sao bệnh tiểu đường thường hay đói bụng
Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là tình trạng mà cơ thể bị rối loạn chuyển hóa tinh bột, chất béo và protein do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin không phát huy được hiệu quả cùng tác dụng vốn có của nó ở các mô đích. Kết quả khiến cho hàm lượng đường trong máu luôn trong ngưỡng cao.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy đói bởi vì glucose từ thức ăn bị mắc kẹt lại trong máu thay vì đến nơi cần thiết là các tế bào. Điều này có thể hiểu rằng tế bào không thể sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Như vậy cơ thể sẽ thông báo cho não bộ rằng bạn đang đói và cần bổ sung thực phẩm mặc dù bạn có thể vừa ăn xong. Dấu hiệu hay đói bụng ở bệnh nhân tiểu đường thực chất là các tế bào đang đói glucose mà không phải đói ở dạ dày.
Một nguyên nhân khác của điều này là từ sự rối loạn hormone ở bệnh nhân tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường do béo phì có thể bị rối loạn hormone ghrelin và leptin. Trong cơ thể, 2 hormone này có nhiệm vụ truyền tín hiệu đói và cản trở tiếp nhận thông tin no.
Giải pháp cho tình trạng hay đói do tiểu đường
Khi cảm thấy đói quá mức chúng ta thường lựa chọn tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn. Nhưng đây lại không phải là một quyết định đúng đắn vì bạn ăn càng nhiều, lượng đường trong máu càng cao và bạn lại càng cảm thấy đói. Nó sẽ hình thành một vòng tuần hoàn luẩn quẩn khiến cho tình trạng bệnh của bạn tiến triển xấu hơn.
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện một số điều sau để giảm thiểu những cơn đói do tiểu đường:
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ làm giảm độ nhạy của insulin đối với các tế bào. Do vậy nếu ngủ đủ giấc, các tế bào sẽ sử dụng glucose trong máu hiệu quả hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện độ nhạy insulin cũng như làm tăng tiết hormone báo hiệu cảm giác no. Bạn cần hoạt động thể chất điều độ tối thiểu 30 phút một ngày và 5 ngày trong một tuần.
- Tiêu thụ thực phẩm một cách hợp lý: Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn những loại thực phẩm nhiều chất xơ và hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và carbohydrate tinh chế. Ngoài ra để giảm cảm giác đói, hãy chia nhỏ các bữa chính thành nhiều bữa phụ trong ngày.
Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, ngoài cảm giác hay đói, bạn có thể gặp những triệu chứng như:
- Mệt mỏi: Do tế bào và các cơ không nhận được đủ lượng glucose cần thiết.
- Đi tiểu thường xuyên: Thận của những người mắc bệnh tiểu đường cần hoạt động nhiều hơn so với bình thường để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu. Nó làm hệ bài tiết tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến đi tiểu thường xuyên.
- Hay khát nước: Bệnh nhân tiểu đường sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước do tăng bài tiết nước tiểu.
- Sụt cân: Tế bào của người bệnh không được cung cấp đủ glucose nên để bù đắp sự thiếu hụt này, chất béo và cơ bắp cần được đốt cháy một cách nhanh chóng. Nó dẫn đến tình trạng sụt cân không có chủ đích.
- Suy giảm thị lực: Tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu dưới võng mạc và giảm thị lực.
- Xuất hiện các vết loét lâu lành: Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng kháng viêm của cơ thể. Do vậy nó dẫn đến hình thành các vết loét lâu lành.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Các bệnh tim mạch
- Tổn thương dây thần kinh
- Suy thận
- Tổn thương mắt
- Tổn thương các chi
- Đột quỵ
- Gây bệnh Alzheimer
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng