Đường huyết là gì?
Đường huyết (hay còn gọi là glucose) là loại đường được tìm thấy trong máu. Cơ thể hấp thụ glucose từ những loại thực phẩm hằng ngày ta ăn. Loại đường này rất quan trọng đối với cơ thể ta. Vì nó là nguồn cung cấp năng lượng cho các cơ quan, cơ và hệ thần kinh của cơ thể.
Sự hấp thụ, lưu trữ và sản sinh của glucose được điều chỉnh liên tục bởi các quá trình phức tạp liên quan đến ruột non, gan và tuyến tụy.
Con đường của glucose
Đường glucose sẽ đi vào máu sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Hệ thống nội tiết giúp ta giữ cho mức đường huyết trong máu được kiểm soát nhờ hoạt động của tuyến tụy. Cơ quan này là nơi sản xuất hormone Insulin. Hormone này sẽ được cơ thể giải phóng khi ta tiêu thụ protein hoặc carbohydrate. Insulin sẽ chuyển các glucose dư thừa vào gan dưới dạng glycogen.
Ngoài ra tuyến tụy của ta còn sản xuất ra một loại hormone tên là glucagon. Loại hormone này hoạt động hoàn toàn trái ngược lại với insulin. Nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu khi cần thiết.
Được biết 2 hormone này đồng thời hoạt động nhằm giữ cân bằng cho lượng glucose trong máu. Khi cơ thể cần nhiều đường hơn (ví dụ khi đói), glucagon sẽ phát tín hiệu cho gan. Tín hiệu này nhắc gan chuyển glycogen thành glucose và giải phóng trở lại vào trong máu. Quá trình này được gọi là glycogenolysis.
Khi không còn đủ đường để vận chuyển, gan sẽ bắt đầu tích trữ năng lượng cho các bộ phận cần thiết hơn cả. Các bộ phận ấy bao gồm: não, tế bào hồng cầu và các bộ phận của thận. Đối với các bộ phận khác của cơ thể, gan tạo ra ketone (xeton). Từ đó phân hủy chất béo sử dụng làm năng lượng nuôi cơ thể. Quá trình biến chất béo thành xeton được gọi là ketogenesis.
Theo Đại học California, gan cũng có thể tạo ra đường từ những thứ khác trong cơ thể. Ví dụ như axit amin, các chất thải và các sản phẩm phụ từ chất béo
Đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate trong thức ăn thành các phần nhỏ hơn, bao gồm cả glucose, mà ruột non có thể hấp thụ. Những thay đổi về lượng đường trong máu, cả trước và sau bữa ăn, phản ánh cách cơ thể hấp thụ và lưu trữ glucose.
Đối với hầu hết mọi người, 80 đến 99 miligam đường trên mỗi dl trước bữa ăn. Và 80 đến 140 mg / dl sau bữa ăn được cho là chỉ số bình thường.
Cách ổn định đường huyết
Đối với những người bình thường, để giữ được lượng đường trong máu một cách ổn định có thể tham khảo các phương pháp dưới đây.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bạn có thể dựa vào chỉ số BMI để điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý. Vì chỉ số này cũng phần nào nói lên được sự hấp thụ cùng chuyển hóa và tích trữ glucose trong cơ thể.
Cải thiện chế độ ăn uống
Thực phẩm có nhiều carbohydrate đơn như: bánh quy và bánh quy giòn là loại thực phẩm tiêu hóa nhanh chóng. Do đó cơ thể có xu hướng tăng nồng độ insulin và gây căng thẳng cho tuyến tụy.
Ngoài ra, nên thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa. Không chỉ có vậy cần cân nhắc sử dụng thêm các loại hạt, rau củ quả nhằm bổ sung chất xơ.
Cần tránh sử dụng các thực phẩm đóng hộp và nhiều gia vị công nghiệp. Thay vào đó hãy mua các thực phẩm tươi sống hằng. Cùng với đó là thay thế các gia vị công nghiệp bằng các gia vị tự nhiên.
Tăng cường thể chất
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin. Do đó bạn cần tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Hãy kiểm tra lượng đường trong máu và thực hiện xét nghiệm HbA1c. Vì đây phương pháp này chủ yếu phát hiện tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2 – bệnh liên quan đến sự tăng của đường huyết.
Cần đi khám định kỳ để kiểm soát được sức khỏe cũng như lượng đường huyết trong máu.
Tìm hiểu thêm: Hạt methi có tốt cho người bệnh tiểu đường?
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng