Đừng nhầm lẫn giữa tiểu đường type 1 và type 2

Đừng nhầm lẫn giữa tiểu đường type 1 và type 2Đừng nhầm lẫn giữa tiểu đường type 1 và type 2

Hiện nay, bệnh tiểu đường đang dần trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên trong chúng ta vẫn có những nhận thức sai lầm về căn bệnh này, đặc biệt là vẫn còn tồn tại những nhầm lẫn giữa tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Trong bài viết này chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về sự khác biệt của tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tiểu đường type 1 và type 2 là gì?

Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là tình trạng hàm lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng cho phép.

Có 2 loại bệnh tiểu đường thường gặp nhất là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Trong đó:

  • Tiểu đường type 1 là loại bệnh tiểu đường xảy ra do tuyến tụy sản xuất ít hoặc ngừng sản xuất insulin. Khi đó cơ thể bạn không có đủ insulin để kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Khoảng 5-10% bệnh nhân tiểu đường mắc tiểu đường type 1.
  • Tiểu đường type 2 khác với tiểu đường type 1. Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng tuyến tụy vẫn sản xuất đủ lượng insulin cần thiết nhưng cơ thể lại không sử dụng hiệu quả insulin hay còn gọi là kháng insulin. Tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 1 và type 2 là gìi

Có thể thấy tiểu đường type 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay. Đồng thời độ tuổi của bệnh nhân cũng khác nhau giữa 2 loại tiểu đường:

  • Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Loại bệnh tiểu đường này rất ít khi xuất hiện trên người lớn tuổi.
  • Tiểu đường type 2 có bệnh nhân đa số là những người lớn tuổi. Mặc dù độ tuổi mắc tiểu đường type 2 đang dần trẻ hóa do những thói quen không lành mạnh trong lối sống hiện đại, song tỷ lệ người trẻ tuổi mắc tiểu đường type 2 vẫn còn ở mức thấp.

Khác nhau trong cơ chế gây ra 2 loại bệnh tiểu đường

Khác nhau trong cơ chế gây ra 2 loại bệnh tiểu đường

Cả 2 loại bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều dẫn đến kết quả là làm tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên chúng lại mang theo một cơ chế riêng biệt để gây tình trạng này:

  • Tiểu đường type 1: Nó được chịu trách nhiệm bởi hệ thống miễn dịch. Trong cơ thể chúng ta, hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus và vi khuẩn. Ở bệnh nhân tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch lại tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, ngăn cản tế bào này sản xuất insulin. Yếu tố di truyền và tác nhân đến từ môi trường có quyết định rất lớn đối với khả năng mắc loại bệnh này.
  • Tiểu đường type 2: Khi cơ thể bạn thường xuyên có mức đường huyết cao, các tế bào sẽ phải tiếp xúc liên tục với insulin được tiết ra để kiểm soát đường huyết. Sau thời gian dài, độ nhạy của tế bào với insulin giảm đi hoặc thậm chí là kháng insulin. Do đó, nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2 đó là chế độ dinh dưỡng không cân bằng và không luyện tập thể thao đều đặn.

Phương pháp điều trị đối với bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Phương pháp điều trị đối với bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Để cải thiện tình trạng bệnh, với mỗi loại bệnh tiểu đường, người bệnh cần thực hiện một phương pháp điều trị riêng biệt:

  • Tiểu đường type 1: Chúng ta đều biết nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1 là do cơ thể thiếu insulin để kiểm soát đường huyết. Do đó tiêm bổ sung insulin là phương pháp điều trị phổ biến nhất tính đến hiện tại.
  • Tiểu đường type 2: Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là giải pháp để đảo ngược tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường type 2. Nếu mức độ biểu hiện bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ được kê thêm thuốc kiểm soát đường huyết. Đôi khi trong một số trường hợp, người bệnh có thể sẽ phải tiêm bổ sung insulin.

Thực phẩm có những tác động đáng kể đối với hàm lượng đường trong máu. Vì thế đối với cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 đều cần đặc biệt lưu ý đến những thực phẩm họ tiêu thụ hàng ngày.

Một phương pháp khác cũng được sử dụng để điều trị tiểu đường là sử dụng lợi khuẩn (Probiotics). Lợi khuẩn có hiệu quả điều trị vượt trội và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Hiện nay, lợi khuẩn đã và đang mang lại những lợi ích không nhỏ đối với nhiều loại bệnh như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh mỡ máu cao
  • Bệnh thừa cân, béo phì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *