Với nhiều người, huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng sớm, còn được gọi là tăng huyết áp buổi sáng. Tăng huyết áp buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ. Ngay cả những người bệnh kiểm soát tốt huyết áp vẫn có đến 50% có huyết áp buổi sáng cao hơn bình thường.
Theo Bộ Y tế, trong hơn 20 triệu người Việt trưởng thành bị tăng huyết áp, có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát. Bệnh rất dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp đơn giản nhưng thường bị bỏ sót, do tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Hơn 50% số người bị tăng huyết áp, khi được đo huyết áp lần đầu, không biết là mình bị tăng huyết áp từ bao giờ. Do đó, người Việt dễ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ vì không kiểm soát được huyết áp.
Tăng huyết áp vào buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, đau tim hay suy tim. (ảnh minh hoạ)
Sự gia tăng đột ngột huyết áp xảy ra sau khi thức dậy gặp ở người huyết áp bình thường và tăng tăng huyết áp có thể tiếp tục đến 4-6 giờ sau khi thức dậy. Mức độ gia tăng với tốc độ HA tâm thu vào khoảng 3mmHg/giờ và HATTr 2mmHg/giờ khá nguy hiểm vì gây tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu ít chú ý đến tình trạng này.
Những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tăng huyết áp buổi sáng:
– Do nhịp sinh học bình thường của cơ thể: Vào buổi sáng, cơ thể giải phóng nhiều hormon như adrenaline và noradrenaline, đây là những hormon giúp bạn tăng năng lượng nhưng cũng đồng thời làm tăng huyết áp;
– Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời như thuốc chứa steroid được sử dụng trong việc đẩy lùi hen suyễn, bệnh tự miễn, các vấn đề về da hay dị ứng nghiêm trọng. Nếu bạn sử dụng những loại thuốc này vào sáng sớm, huyết áp của bạn có khả năng tăng cao;
– Sử dụng quá nhiều rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp vào sáng sớm
– Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ khiến đường hô hấp trên bị thu hẹp, cơ hô hấp ngừng chuyển động, hơi thở tạm thời dừng lại và thở nông hơn, điều này kéo dài suốt đêm. Ngưng thở khi ngủ gây căng thẳng cho cơ thể, làm tăng mức adrenaline và huyết áp tăng. Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là ngáy to, chất lượng giấc ngủ kém và buồn ngủ quá mức trong ngày.
Tăng huyết áp buổi sáng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người tăng huyết áp thời điểm khác. (ảnh minh hoạ)
Ai có nguy cơ mắc tăng huyết áp buổi sáng?
– Người bị huyết áp cao
– Tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2
– Người già trên 65 tuổi
– Người sử dụng rượu bia, thuốc lá
– Người thừa cân, béo phì
– Người có chỉ số Cholesterol máu cao
Bài viết liên quan:
KENU TD – Nghiệm thu kết quả lâm sàng tại Đại học Y Dược Thái Bình ngày 06/04/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 08/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 07/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 06/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 05/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch”
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng