Di chứng sau đột quỵ là bệnh nhân thường bị đau, đau thần kinh chiếm một phần nhỏ những nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng rất khó chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.
“Đau thần kinh sau đột quỵ” là nội dung báo cáo của TS.BS Lê Văn Tuấn, Chủ nhiệm bộ môn thần kinh – Đại học Y dược TPHCM tại Hội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020. Tất cả các bài báo cáo đều được tường thuật trực tiếp (livestream) tại fanpage của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, nơi tổ chức hội thảo.
Bệnh nhân nam, 46 tuổi đến khám vì triệu chứng đau bàn tay phải. Trước đó 3 tháng bệnh nhân bị xuất huyết não bán cầu trái, nằm viện 5 ngày. Sau khi xuất viện bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp và tái khám mỗi tháng.
Triệu chứng đau bàn tay phải phát hiện gần 2 tháng, đã được điều trị bằng thuốc giảm đau NSAIDs nhưng đau không giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. Tình trạng khi khám có yếu nhẹ nửa người phải.
Chúng ta phải xem xét đối với cảm nhận đau, người ta sẽ thấy như thế nào. Chẳng hạn họa sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ có cách cảm nhận cảm giác đau khác nhau. Đối với các bác sĩ thì có thể hỏi bệnh nhân về cảm giác đau của họ theo list câu hỏi SOCRATES, và bệnh nhân này cho biết như sau:
Site: đau bàn tay phải, tuy nhiên bệnh nhân cũng mô tả triệu chứng tê, cảm giác buốt, khó chịu ở môi phải, tay phải và chân phải
Onset: thường cả 3 vị trí, tuy nhiên triệu chứng khó chịu thường được cảm nhận ở tay và mặt
Character: đau rát, cảm giác đau sâu trong xương, tê, ngứa, châm chích, dị cảm, cảm giác khó chịu mà khó mô tả được Radiation: đôi khi lan quanh môi, ở bàn tay thì lan lên cánh tay
Associated symptoms: khó ngủ, bực bội, lo âu, chán nản
Timing: có khi giảm hẳn, thường tang vào buổi chiều, khi mệt mỏi
Exarcebation: triệu chứng thường nặng hơn khi mất ngủ
Severity: độ nặng chỉ ở mức độ nhẹ đến vừa, thỉnh thoảng cảm giác buốt nhiều nhưng không kéo dài
Ở bệnh nhân này có đặc điểm là khi đến khám, họ có khí sắc trầm buồn, lo âu… Bệnh nhân bị đau cả ngày nhưng nhiều nhất là vào buổi chiều và khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, lo lắng. Nếu mất ngủ triệu chứng sẽ nặng hơn.
Chúng tôi nhận thấy mức độ đau như vậy không quá nhiều, chỉ ở mức vừa, đôi khi nhẹ thôi nhưng cảm giác khó chịu cứ dai dẳng. Chúng ta phải xác định đây là đau thực thể (đau thụ thể, đau thần kinh, đau hỗn hợp) hay là đau do tâm lý. Đối với đau thần kinh thì cần xác định là đau thần kinh ngoại biên hay trung ương. Chúng ta định nghĩa đau là do tổn thương hệ thống thần kinh cảm giác, như vậy nếu tổn thương hệ thống thần kinh cảm giác ngoại biên thì bệnh nhân có đau thần kinh ngoại biên, nếu tổn thương hệ thống thần kinh trung ương thì bệnh nhân có đau thần kinh trung ương.
Nhưng làm sao để xác định được bệnh nhân có đau thần kinh hay không? Bệnh nhân có thể mô tả với bác sĩ, nhưng tốt nhất khi khám lâm sàng thấy có tổn thương thần kinh cảm giác thì có thể nghĩ đến đau thần kinh. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, ở bệnh nhân này chỉ có yếu liệt nhẹ, khám cũng không rõ.
Với tình huống này, có những thang điểm giúp đánh giá tình trạng đau của bệnh nhân, trong đó, thang điểm DN4 của nhóm tác giả người Pháp khá dễ sử dụng. Với thang điểm này nếu từ 4 điểm trở lên có thể xem là đau thần kinh.
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
KENU TD – Nghiệm thu kết quả lâm sàng tại Đại học Y Dược Thái Bình ngày 06/04/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 08/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 07/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 06/01/2023
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng