Có nên ăn chuối khi mắc Tiểu đường hay không?

Người tiểu đường có ăn chuối được khôngg

“Người tiểu đường được ăn những loại quả nào?” Đây là câu hỏi khiến nhiều người bệnh Tiểu đường đau đầu. Đặc biệt là loại quả thường hay xuất hiện trong các gia đình người Việt như “chuối”. Vậy chuối có nằm trong thực đơn cho phép của người tiểu đường không? Cùng theo dõi để giải đáp câu hỏi này và có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Lý do bạn nên thêm chuối vào trong thực đơn hằng ngày 

Chuối là một loại quả thường thấy trong các gia đình Việt. Dù là những dịp trang trọng như lễ, tết hay hoa quả tráng miệng thường ngày.

Trong chuối có rất nhiều các chất tốt cho cơ thể như: Vitamin B6, Kali, Magiê, Vitamin C, Mangan, Chất xơ. Không chỉ vậy chuối cũng cung cấp rất nhiều năng lượng. Cụ thể như ở một quả chuối có kích thước vừa và chín vừa tới có thể cung cấp đến 110 calo cùng với 1g protein, 28g carbohydrate. Cùng 15g đường (tự nhiên), 3g chất xơ, 450 mg kali và không chứa chất béo.

Chuối là nguồn dinh dưỡng tự nhiên với dinh dưỡng dồi dào. Nó đem lại nhiều tác dụng có ích cho cơ thể. Như:  cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ chức năng tiêu hóa và kiểm soát cân nặng…

Chuối không chỉ tốt mà còn rất đa dạng trong cách nấu ăn. Vì bạn có thể trực tiếp ăn khi chuối đã chín vàng và sử dụng như một loại rau củ trong việc chế biến các món ăn ngày thường.

Chuối tốt như thế thì liệu rằng chúng có tốt với người bị tiểu đường hay không cùng nhau tìm hiểu thêm nhé!

Người tiểu đường có ăn chuối được không?

Lý do bạn nên thêm chuối vào trong thực đơn hằng ngày 

Bệnh Tiểu Đường (TĐ) là tình trạng mà cơ thể bị rối loạn chuyển hóa tinh bột, chất béo và protein do sự thiếu hụt insulin. Hoặc do insulin không phát huy được hiệu quả cùng tác dụng vốn có của nó ở các mô đích. Kết quả khiến cho hàm lượng đường trong máu luôn trong ngưỡng cao.

Vậy nên trong một số thực đơn dành cho người tiểu đường, thường khuyên người bệnh nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Qua đây chúng ta cần bổ sung thêm một chút kiến thức để biết được chỉ số đường huyết thấp ở thực phẩm thì đó như thế nào nhé!

Chỉ số đường có trong chuối ở các mức độ chín khác nhau

Chỉ số đường có trong chuối ở các mức độ chín khác nhau

Chỉ số glycemic (GI) là thước đo của sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một loại thực phẩm cụ thể.

Chỉ số GI khi đạt ngưỡng từ 55 trở xuống được đánh giá là thấp. Có nghĩa là thực phẩm sẽ không làm tăng lượng đường trong máu đáng kể. 

Hay tải lượng đường huyết (GL) là một thước đo cụ thể hơn GI. Vì nó  không chỉ tính đến chỉ số đường huyết trong thực phẩm. Mà còn tính đến lượng carbohydrate có trong một khẩu phần của thực phẩm đó. Chỉ số GL đạt ngưỡng từ 10 trở xuống được đánh giá là thấp.

Theo Cơ sở dữ liệu chỉ số đường huyết quốc tế, chuối chín có GI thấp là 51. Với chuối hơi chín thậm chí còn thấp hơn ở 42; chúng có GL vừa phải lần lượt là 13 và 11. 

Nhìn vào những chỉ số đó ta khẳng định rằng người bị béo phì có thể thêm chuối vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên ta nên chọn chuối có độ chín phù hợp để giảm bớt lượng đường hấp thu. 

Vậy người tiểu đường nên ăn loại chuối nào thì tốt?

Vậy người tiểu đường nên ăn loại chuối nào thì tốt

Vậy là người mắc tiểu đường cũng có thể ăn chuối, nhưng loại chuối như thế nào là phù hợp? Câu trả lời là chuối xanh hay còn gọi là chuối chưa chín.

Chuối xanh hay chuối chưa chín có chỉ số đường huyết thấp hơn so với chuối chín. Và chúng còn chứa nhiều tinh bột kháng. Tinh bột kháng là những chuỗi dài của glucose (tinh bột) có khả năng kháng hay “chống lại” quá trình tiêu hóa ở phần trên của hệ tiêu hóa của cơ thể. Điều đó có nghĩa là chúng hoạt động tương tự như chất xơ và không làm tăng lượng đường trong máu.

Không chỉ vậy, chúng còn giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất. Và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong được máu tốt hơn.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung tinh bột kháng giúp người bị tiểu đường type 2 có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Quá trình này diễn ra thuận lợi do tinh bột kháng đã hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.

Tuy nhiên thì vai trò của tinh bột kháng không được thể hiện rõ ràng ở người mắc tiểu đường type 1.

Ăn chuối khi bị tiểu đường như thế nào là hợp lý?

Ăn chuối khi bị tiểu đường như thế nào là hợp lý

Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức chuối như một thức ăn lành mạnh và phù hợp. Kể cả khi bạn bị tiểu đường. Dù như thế thì bạn vẫn nên để ý khẩu phần ăn một ngày. Điều này giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nó đến với cơ thể bằng cách:

  • Để ý nhiều hơn về lượng ăn vào: chỉ nên ăn một quả chuối nhỏ hay nửa quả chuối lớn. Để giảm sự thèm ăn đồng thời làm giảm lượng đường bạn ăn trong một.
  • Lựa chọn quả chuối gần chín (xanh): chọn những quả chuối xanh thay vì chuối chín. Vì chúng có lượng đường thấp hơn.
  •  Không ăn nhiều trái cây nhiều trong một lần: việc chia đều lượng trái cây giúp giảm lượng đường huyết ăn một lần. Và giữ cho lượng đường trong máu luôn được ổn định.
  • Ăn chung các thực phẩm khác với chuối: đan xen Thưởng thức chuối cùng với các thực phẩm khác. Việc ăn kèm chuối với các loại loại hạt hay sữa chua đầy đủ chất béo. Nhằm làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường tốt hơn.

Khi bạn bị tiểu đường, hãy luôn nhớ rằng hầu hết các thực phẩm ăn vào hằng ngày đều có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của cơ thể.

Do vậy, bạn có thể theo dõi lượng đường ăn vào cùng chuối và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất. Từ đó hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *