Các chuyên gia tin rằng COVID-19 có thể làm khởi phát bệnh tiểu đường, ngay cả ở một số người lớn và trẻ nhỏ không có các yếu tố nguy cơ từ trước. Vậy liệu rằng COVID-19 có thực sự gây ra bệnh Tiểu đường hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Mối liên hệ giữa Tiểu đường và COVID-19
Thông thường, tuyến tụy tạo ra insulin – một loại hormone giúp glucose đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Nhưng khi cơ thể không sản xuất đủ insulin (tiểu đường type 1), hoặc không sử dụng tốt insulin (tiểu đường type 2), thì glucose sẽ lưu lại trong máu của bạn và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những người mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn nhiều nếu họ nhiễm COVID-19. Đối với một số người, sau khi điều trị khỏi COVID-19 cũng có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
11/2020, một phân tích toàn cầu được công bố trên tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa (the journal Diabetes, Obesity and Metabolism) cho thấy có tới 14,4% những người nhập viện vì COVID-19 với triệu chứng nghiêm trọng đã phát triển thành bệnh tiểu đường. Nhưng lý do tại sao? Câu hỏi là liệu thực sự có mối liên hệ nào với việc nhiễm virus? Hoặc phải chăng COVID-19 chỉ đơn giản là làm phát sinh bệnh tiểu đường sớm hơn trước khi được chẩn đoán?
Làm thế nào COVID-19 gây ra bệnh tiểu đường type 1?
Corona virus khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng cường sản xuất tất cả các kháng thể, bao gồm cả kháng thể hướng đến các tế bào của đảo tụy sản xuất insulin. Sự tấn công của hệ thống miễn dịch này dẫn đến sự mất đột ngột của các tế bào beta sản xuất insulin, gây ra tình trạng tăng đường huyết cấp tính hay còn gọi là lượng đường trong máu cao.
Một khi quá trình kích hoạt hệ thống miễn dịch giảm xuống, tuyến tụy có thể tiếp tục tạo ra một số insulin. Khi đó mặc dù việc điều tiết glucose không bình thường, nhưng sự thiếu hụt insulin không phải là tuyệt đối.
Làm thế nào COVID-19 gây ra bệnh tiểu đường type 2?
Dưới đây là ba tình huống giải thích tại sao một người có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 sau điều trị COVID-19.
- Người đó mắc bệnh, nhưng vẫn chưa được chẩn đoán.
- Người đó bị tiền tiểu đường, và tình trạng viêm cấp tính / điều trị bằng steroid đẩy họ vào bệnh tiểu đường. Ví dụ, tác nhân gây căng thẳng cấp tính đã làm tăng kháng insulin đến mức sản xuất insulin bị thiếu hụt, và glucose tăng đột ngột.
- Người đó có nguy cơ với các tác nhân gây căng thẳng nhẹ như thừa cân, ít vận động. Nhưng sau đó, sự kết hợp của kháng insulin do nhiễm trùng cấp tính và dùng steroid liều cao được sử dụng để điều trị COVID-19 đã làm tăng đáng kể sản xuất insulin để giữ cho glucose bình thường, và tuyến tụy không thể tăng sản xuất lên mức đó.
Tuy nhiên, trong ba trường hợp này, phần lớn bệnh nhân vẫn bị “tiền tiểu đường” sau sáu tháng, và có khả năng sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng năm năm.
Nếu bạn đã bị COVID-19, dấu hiệu cảnh báo bạn đang phát triển bệnh tiểu đường là gì?
- Đi tiểu thường xuyên. Bạn có thể đi tiểu nhiều vào lúc thức dậy hoặc ban đêm, tần suất tăng lên trong ngày.
- Nhanh thấy khát
Mờ mắt - Không lấy lại cân nặng được sau khi mắc bệnh
- Vết thương chậm lành
- Mệt mỏi. Tuy nhiên đây là dấu hiệu không đặc trưng vì hầu hết những người bị COVID đều cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian dài.
Trong bối cảnh dịch bệnh tuy đã được ngăn chặn nhưng nguy cơ thì vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mỗi người cần phải tự bảo vệ bản thân, đặc biệt đối với những bệnh nhân Tiểu Đường thì càng không được chủ quan. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao tăng đề kháng, sử dụng đều đặn thuốc cũng như KENU TD – hỗ trợ giảm đường huyết và biến chứng tiểu đường. Tham khảo chuyên mục Cẩm Nang Tiểu Đường của chúng tôi hàng tuần để nhận được nhiều kiến thức, kinh nghiệm liên quan tới bệnh và chế độ ăn uống
Bài viết liên quan:
KENU TD – Nghiệm thu kết quả lâm sàng tại Đại học Y Dược Thái Bình ngày 06/04/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 08/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 07/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 06/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch” 05/01/2023
Nhà thuốc HPT – Chương trình “Tư vấn sức khỏe Tiểu đường – Tim mạch”
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng