Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 422 triệu người mắc bệnh tiểu đường và khoảng 1,6 triệu ca tử vong có nguyên nhân trực tiếp đến từ tiểu đường. Tiểu đường đã và đang trở nên phổ biến và thậm chí là khó điều trị hơn do những quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường. Điển hình trong đó là việc sử dụng chung đơn thuốc đang rất phổ biến và để lại hậu quả nặng nề.

Thói quen chữa bệnh “online” của người bệnh

Tiểu đường là bệnh mãn tính. Nên nhiều người bệnh đã và đang chủ quan về mức độ nguy hiểm của nó. Không những thế người Việt ngày nay chưa hình thành được thói quen đi khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín mà luôn tìm sự trợ giúp chữa bệnh bằng “online”.

Điều này thể hiện rõ ràng ở việc người dân tự mình kê đơn hay là việc tìm kiếm sự trợ giúp “đơn thuốc cũ” của bản thân hay người thân quen cùng bị căn bệnh đó hay chỉ cùng triệu chứng. Việc này thật liều lĩnh vì đang tự “giết” bản thân một cách từ từ mà không hề hay biết.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ việc sử dụng “đơn thuốc cũ”

Việc truyền tay nhau các “đơn thuốc cũ”, bài thuốc trị bệnh đang rất phổ biến ở người mắc đái tháo đường. Điều này vô cùng nguy hiểm vì no có thể dẫn đến sự hạ đường huyết hay tăng đường huyết đột ngột. Hiện tượng này có thể khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không kịp thời chữa trị. 

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ kê đơn cho người tiểu đường thường phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Mỗi người sẽ có đơn thuốc khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý sẵn có của cơ thể. Không chỉ thế nó còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, lượng đường máu khác nhau, cùng các biến chứng đi kèm bệnh của từng người bệnh.

Từ đó thấy được không thể dùng chung đơn thuốc cho tất cả mọi người vì thể chất không ai giống nhau. Kể cả đơn thuốc cũ của bản thân cũng không ngoại lệ vì từng thời điểm sức khỏe của mình cũng khác nhau nên cần đi kiểm tra sức khỏe và sử dụng đơn thuốc mới. 

Gia đình có người bị Đái Tháo Đường nên để tâm đến điều gì?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh Đái tháo đường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tổng thể. Điều này giúp xác định chính xác lượng đường máu, biến chứng cùng các bệnh lý đi kèm của người bệnh để có đơn thuốc phù hợp nhất đối thể trạng cơ thể.

Việc sử dụng thuốc mà không để tâm đến thể trạng cùng các bệnh lý nền hay biến chứng của nó khiến cơ thể sẽ bị suy giảm chức năng cơ thể nặng nề.

Tiền sử gia đình cũng là một trong các yếu tố cần lưu tâm. Vì khi có người nhà mắc tiểu đường type 1,2 hay tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ mắc tiểu đường của các thành viên trong gia đình sẽ cao hơn bình thường nên cần phải chú ý hơn. Không chỉ có vậy các yếu tố bệnh nền như béo phì, stress, ít vận động thể chất cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tiểu đường.

Trên thực tế, ngày nay hiện tượng trẻ hóa bệnh đái tháo đường đang tăng cao. điều này liên quan trực tiếp đến lối sống, áp lực cuộc sống… Cùng với các biện pháp thay đổi bản thân từ những hành động nhỏ, bạn nên đi thăm khám định kỳ và thường xuyên nhằm nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân để ngăn chặn, cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *