Bệnh Tiểu đường là gì? Phân loại type 1, type 2 và cách điều trị

tiểu đường

Theo các chuyên gia, Việt Nam có tỷ lệ bệnh tiểu đường tăng nhanh và cao nhất Đông Nam Á. Nhưng chúng ta có đang thực sự hiểu đúng về bệnh tiểu đường? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi “Tiểu đường là gì?” và mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về căn bệnh này!

1. Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là tình trạng mà cơ thể bị rối loạn chuyển hóa tinh bột, chất béo và protein do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin không phát huy được hiệu quả cùng tác dụng vốn có của nó tại các mô đích. Kết quả khiến cho hàm lượng đường huyết luôn ở ngưỡng cao. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang tăng ở mức đáng báo động và đã trở thành gánh nặng cho sự phát triển chung của đất nước. Theo thống kê của WHO, tính đến năm 2016, cứ 20 người Việt Nam thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, số người bị tiền tiểu đường nhiều gấp 3 lần số người bệnh đái tháo đường.

Có thể thấy, hiện nay bệnh tiểu đường đang được coi như một vấn nạn tại Việt Nam. Dẫn đến điều này phần lớn là do người dân còn thiếu những nhận thức đúng đắn về bệnh tiểu đường và việc tiếp cận với các dịch vụ để phát hiện cũng như điều trị bệnh vẫn gặp nhiều khó khăn.

Dưới đây là thông tin hữu ích về các loại tiểu đường bạn nên biết!

2. Các loại bệnh tiểu đường hay gặp

tiểu đường là gì

Hiện nay, có 3 loại bệnh tiểu đường thường gặp đó là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường type 1: Đây là loại bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc ngừng sản xuất insulin. Khi đó cơ thể bạn không có đủ insulin để kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Khoảng 5-10% bệnh nhân tiểu đường mắc tiểu đường type 1.
  • Tiểu đường type 2: Khác với tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng tuyến tụy vẫn sản xuất đủ lượng insulin cần thiết nhưng cơ thể bạn không sử dụng hiệu quả insulin hay còn gọi là kháng insulin. Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất hiện nay. Tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi họ sinh con. Nhưng cả người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ và con của họ đều có nguy cơ cao sẽ bị tiểu đường type 2 nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Ngoài ra, một căn bệnh khác không thể bỏ qua khi nhắc đến tiểu đường đó là tiền tiểu đường. Như đã đề cập ở trên, số người bị tiền tiểu đường cao gấp 3 lần số bệnh nhân tiểu đường. Căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và đột quỵ. Lý do cho mức độ phổ biến và nguy hiểm của nó được giải thích bởi nó diễn ra một cách âm thầm trong cơ thể người bệnh.

3. Các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

3.1. Bổ sung thực phẩm thân thiện với sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nó có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí là cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.

Nhìn chung, một chế độ ăn uống cân bằng với ít chất béo, nhiều chất xơ từ hoa quả và rau xanh vô cùng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Một số loại thực phẩm có thể kể đến bao gồm:

  • Các loại rau xanh
  • Ngũ cốc như yến mạch, gạo lức,…
  • Thực phẩm họ đậu
  • Trái cây tươi hoặc sấy khô
  • Một số loại hạt như hạt óc chó, hạt chia,…
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ,…
  • Dầu thực vật không bão hòa như dầu oliu, dầu hướng dương,…

3.2. Duy trì thói quen tốt

Một lối sống lành mạnh và không sử dụng chất kích thích có thể cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh loại bệnh lý như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì và đột quỵ. Ngoài ra, hoạt động thể chất thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.

rèn luyện sức khỏe giúp điều trị tiểu đường

Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích là nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường. Đồng thời, các chất độc hại có trong khói thuốc còn gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, không hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích chính là một yêu cầu cấp thiết trong lối sống lành mạnh của bạn.

Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về bệnh tiểu đường. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu bệnh tiểu đường là gì? Và có thêm những thông tin hữu ích khác về căn bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Dâu tằm trắng cho điều trị bệnh tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *