Hiện nay có lẽ hạt Methi đã không còn là cái tên xa lạ bởi mức độ phổ biến trên thị trường cũng như do những lợi ích khác nhau mà loại hạt này mang lại. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, hứa hẹn xua tan nỗi lo về bệnh tiểu đường type 2.
1. Tìm hiểu về hạt Methi
Cây Methi (Trigonella foenum-graecum) là một loài cây thuộc họ đậu có nguồn gốc từ Trung Đông. Loại cây này cao từ 60-90 cm; lá màu xanh lục; hoa nhỏ màu trắng và có các hạt màu nâu vàng. Từ hàng ngàn năm về trước đây, cây Methi đã được sử dụng trong cả lĩnh vực ẩm thực và dược phẩm.
Cây Methi có hương thơm giống như siro nhựa phong kết hợp với vị đắng rất đặc trưng khi ăn sống. Nhưng khi nấu chín và kết hợp với các loại gia vị, loại cây này lại mang đến vị ngọt ngào hấp dẫn. Do đó nó được xem là một trong những loại gia vị quan trọng để chế biến nhiều món ăn như món cà ri gà; tôm cà ri; Methi paratha; Methi maas…
Theo một nghiên cứu năm 2016, hạt Methi chứa thành phần gồm carbohydrate; protein; lipid; alkaloid; flavonoid; chất xơ; saponin; saponin steroid; vitamin và khoáng chất; các hợp chất nitơ có thể được phân loại theo thành phần không bay hơi và dễ bay hơi. Chính sự hiện diện của những hoạt chất này mang đến cho Methi khả năng hỗ trợ sức khỏe mà không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có, đặc biệt đáng chú ý đó là tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2.
2. Hạt Methi điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?
Hạt Methi chứa thành phần chất xơ và nhiều hoạt chất cần thiết khác cho sức khỏe. Lượng chất xơ hòa tan trong loại hạt này làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate nhờ vậy giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Năm 2015, một nghiên cứu cũng đã làm rõ hơn về những tác động của hạt Methi và bệnh tiểu đường type 2. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hợp chất N55 (N-linoleoyl-2-amino-butyrolactone) được tách chiết từ hạt Methi có thể kích thích sản xuất cAMP phụ thuộc GLP-1; thúc đẩy GLP-1R nhập bào. Trong khi đó chúng ta đều biết về tác dụng của GLP-1R không chỉ dừng lại ở việc tăng tiết insulin và ức chế tiết glucagon mà nó còn bảo tồn chức năng của tế bào beta; giúp cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng khác của tiểu đường type 2 như cao huyết áp; tim mạch; cao mỡ máu và béo phì…
Rất nhiều nghiên cứu về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của Methi đã được thực hiện và đều đưa ra một kết luận rõ ràng rằng tiêu thụ hạt Methi mang đến tín hiệu tích cực cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường như:
- Bổ sung 100g bột hạt Methi vào trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 giúp giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói và cải thiện khả năng dung nạp glucose của tế bào.
- Một nghiên cứu khác báo cáo rằng bổ sung 15g bột hạt Methi làm giảm đường huyết sau ăn của bệnh nhân tiểu đường type 2 và được đánh giá là một loại thảo dược tiềm năng hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
3. Những lợi ích khác của cây Methi cho sức khỏe
Không dừng lại ở khả năng điều trị bệnh tiểu đường, cây Methi còn được biết đến với những lợi ích sau:
- Chống oxy hóa: Cây Methi rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin. Nó bảo vệ tế bào trước các gốc tự do gây hại.
- Kích thích sản xuất sữa mẹ: Cây Methi vẫn thường xuất hiện trong các bài thuốc dân gian dùng để kích thích sản xuất sữa mẹ. Uống trà thảo mộc với hạt Methi làm tăng sản xuất sữa mẹ ở phụ nữ sau sinh; và cũng giúp trẻ tăng cân nhanh hơn.
- Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và cao mỡ máu: Cây Methi làm giảm cholesterol và chất béo trung tính; từ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và cao mỡ máu.
- Chống viêm: Loại thảo mộc này còn có khả năng kháng khuẩn; kháng virus; và chống viêm mạnh mẽ. Chúng cũng được nhiều người dùng để chữa cảm lạnh; ho; và viêm họng.
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hay đói bụng – biểu hiện báo hiệu căn bệnh nguy hiểm
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng