Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên hay có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Bệnh thường diễn biến thầm lặng, tuy nhiên vẫn có 1 số triệu chứng điển hình hay gặp. Dưới đây là 9 triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Tiểu đường type 2.
1. Đi tiểu nhiều
Đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao. Để thoát khỏi tình trạng dư thừa đường, cơ thể thường cố gắng thải đường ra ngoài thông qua nước tiểu. Chính vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường thường đi tiểu rất nhiều lần. Hiện tượng này cùng lúc sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước.
2. Hay bị khát, khô miệng
Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
Bên cạnh đó, khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ cố gắng chống lại bằng cách gửi tín hiệu lên não để tạo cảm giác khát nước, đòi hỏi cơ thể phải được bổ sung thêm nhiều nước nhằm làm loãng đường huyết và đưa lượng đường huyết đang tăng cao trở về ngưỡng bình thường.
3. Thèm ăn nhiều hơn và nhanh đói
Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Thông thường, để đối phó với tình trạng nồng độ đường huyết cao, cơ thể (nếu vẫn còn đủ khả năng) sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.
4. Bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường
Tăng hoặc giảm cân bất thường nhưng không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ngay cả khi ăn đủ hay ăn nhiều, bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 vẫn gặp phải tình trạng sụt cân.
Lý giải cho điều này là bởi lượng calo trong thức ăn không được cơ thể xử lý và hấp thụ. Bên cạnh đó, một tác nhân khác cũng góp phần vào tình trạng sụt cân này chính là việc mất nước và mất đường qua nước tiểu.
5. Đau hoặc tê bàn tay, chân
Người bệnh sẽ có cảm giác kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng.
6. Lâu lành vết thương và dễ nhiễm trùng
Nguyên nhân là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. Bạch cầu là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, với vai trò giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, virus và dọn dẹp những tế bào và mô chết. Tuy nhiên, hoạt động bình thường của bạch cầu có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ đường huyết cao.
7. Mắt mờ
Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt.
8. Mảng da tối màu
Đây là dấu hiệu của kháng insulin, những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn sẽ xuất hiện trên cơ thể.
9. Trạng thái tâm lý thay đổi
Một số biểu hiện có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 như: mất tập trung, cáu gắt vô cớ, căng thẳng lo âu, lẫn lộn, ngủ mê,…
Việc nhận biết những dấu hiệu, triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2 là vô cùng quan trọng để kịp thời điều trị, kiểm soát lượng đường trong máu giúp bệnh nhân tránh những biến chứng nguy hiểm.
XEM THÊM VIDEO DƯỚI ĐÂY ĐỂ NẮM RÕ VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2:
Bài viết liên quan:
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hay đói bụng – biểu hiện báo hiệu căn bệnh nguy hiểm
Statin – Nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc Tiểu đường type 2
Người bị rối loạn dung nạp glucose nên ăn gì?
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng