7 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Theo ước tính của WHO, có hơn 50% bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam không biết về tình trạng bệnh của mình. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân và gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh sau này. Dưới đây là 7 biến chứng của bệnh tiểu đường bạn nên biết. 

1. Tiểu đường gây biến chứng tim mạch

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau bao gồm bệnh mạch vành, bệnh suy tim, bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh viêm cơ tim,… Đây đều là những căn bệnh rất khó để điều trị, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Tổn thương dây thần kinh

Lượng đường trong máu quá cao gây tổn thương các thành mạch máu của bạn. Qua đó nó khiến các dây thần kinh bị tổn thương và gây nhiều vấn đề như giảm khả năng vận động, ảnh hưởng tới thị giác và khả năng ghi nhớ.

3. Suy thận

Trong cơ thể, thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài qua đường nước tiểu. Điều này thực hiện được là nhờ sự hoạt động của hàng triệu vi cầu thận.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong máu cao gây ảnh hưởng xấu đến các đơn vị thực hiện nhiệm vụ lọc máu của thận. Qua thời gian dài tiến triển thành những tổn thương nghiêm trọng trong thận và dẫn đến suy thận do tiểu đường.

4. Tiểu đường dẫn đến tổn thương mắt

Tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu, trong đó bao gồm cả các mạch máu dưới võng mạc. Nó làm giảm khả năng tiếp nhận và truyền hình ảnh đến não bộ, thậm chí gây mù lòa.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài thường gặp những bệnh về mắt như bệnh đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

5. Đột quỵ

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường.

Khi hàm lượng đường huyết cao trong thời gian dài, nó khiến cho thành mạch máu dần suy yếu, làm tăng nguy cơ nứt vỡ thành mạch hoặc hình thành các cục máu đông ngăn chặn sự lưu thông của máu đến não bộ. Khi đó gây ra biến chứng đột quỵ do tiểu đường.

6. Tổn thương các chi

Khi mạch máu dẫn đến tay hoặc chân bị tổn thương làm giảm lưu thông máu ở các chi. Sau một thời gian dài nếu không được điều trị hình thành các vết nhiễm trùng nghiêm trọng và khó lành. Trong trường hợp xấu nhất, cuối cùng bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi.

7. Bệnh Alzheimer

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh Alzheimer. Lượng đường trong máu của bạn càng cao thì nguy cơ mắc Alzheimer càng lớn. Bởi nó tác động lên chính dây thần kinh và các tế bào não bộ của bạn.

Có thể thấy bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Do đó để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *