Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 422 triệu người mắc bệnh tiểu đường và khoảng 1,6 triệu ca tử vong có nguyên nhân trực tiếp đến từ tiểu đường. Tiểu đường đã trở nên phổ biến và thậm chí là khó điều trị hơn do những quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường.
Dưới đây là 5 quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
1. Không ăn kiêng hoặc ăn kiêng quá nghiêm ngặt
Đây là quan niệm sai lầm rất phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều bệnh nhân cho rằng khi đã sử dụng thuốc điều trị, họ có thể ăn tất cả các loại thực phẩm tùy theo sở thích của bản thân. Điều này là không chính xác bởi nó không những gây cản trở cho quá trình điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các loại thực phẩm có chứa đường và tinh bột sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu. Nếu người bệnh ăn quá nhiều những loại thực phẩm này, sử dụng thuốc điều trị là vô ích.
Ngược lại, nhiều bệnh nhân lại thực hiện một chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt. Điều này tưởng chừng là có lợi cho sức khỏe người bệnh nhưng thực tế lại không phải vậy. Đối với bệnh nhân, chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt là không cần thiết. Trước hết nó sẽ gây chán nản cho những bệnh nhân đang trong quá trình ăn kiêng. Tiếp theo nó cũng có thể gây ảnh hưởng xấu khi gây mất cân bằng dinh dưỡng và thiếu máu.
2. Bị tiểu đường không được tập thể thao
Có quan điểm cho rằng tập thể thao gây hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên điều này không đúng. khi tập luyện thể thao thường xuyên, cơ thể sẽ sử dụng insulin hiệu quả hơn. Nhờ đó mà tập thể thao mang lại hiệu quả tích cực cho bệnh nhân tiểu đường.
Mặc dù vậy, bệnh nhân Tiểu đường cũng nên chọn những bài tập phù hợp. Bạn cần lưu ý rằng nếu quá trình luyện tập của bạn kéo dài hơn 1 giờ, trước tiên hãy kiểm tra đường huyết, sau đó hãy mang theo đồ ăn nhẹ.
3. Sử dụng đơn thuốc của người khác để điều trị
Sử dụng đơn thuốc của người khác hay sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ là tình trạng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh. Ở Việt Nam, rất nhiều người đang uống thuốc không được kê đơn.
Nhiều người sau khi biết mình bị tiểu đường đã quyết định hỏi người quen về phương pháp điều trị thay vì liên hệ với bác sĩ. Nhưng tình trạng bệnh của mỗi người bệnh lại không giống nhau. Do đó, điều này dẫn đến dùng thuốc không đủ hoặc vượt quá liều lượng cho phép. Lúc này không những không điều trị được bệnh mà còn làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
4. Bị tiểu đường phải tiêm Insulin
Trong cơ thể, insulin giúp sử dụng glucose để tạo năng lượng. Với tiểu đường type 1, cơ thể người bệnh không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Trong khi đó với bệnh tiểu đường type 2, người bệnh có biểu hiện kháng insulin. Cả 2 loại trên đều làm glucose tích tụ trong máu và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bổ sung insulin là điều không bắt buộc với bệnh nhân tiểu đường type 2.
Như vậy, với bệnh nhân tiểu đường dù là type 1 hay type 2, việc bổ sung insulin còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
5. Không tái khám
không tái khám là một tình trạng rất phổ biến. Có nhiều bệnh nhân sau khi dùng thuốc thấy tình trạng sức khỏe đã được cải thiện hoặc khi đã sử dụng hết thuốc kê đơn đều quyết định không đến cơ sở y tế để tái khám. Khi bệnh tình không được kiểm soát hợp lý sẽ làm bệnh trở nên khó điều trị hơn. Điều này làm tốn thời gian và công sức trong điều trị bệnh tiểu đường.
Trên đây là 5 quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh Tiểu đường. Người bệnh Tiểu đường cần lưu ý tránh mắc phải những lỗi trên để giữ cho mình một sức khỏe ổn định nhất.
Tìm hiểu thêm: 7 thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bài viết liên quan:
10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?
KENU TD làm giảm tình trạng kháng insulin ở người Tiểu đường tuýp 2
Các Bác sĩ khuyên dùng sản phẩm KENU TD cho bệnh Tiểu đường
Bệnh Tiểu Đường: Nên hay Không Nên sử dụng chung đơn thuốc?
Bạn biết gì về khả năng điều trị bệnh tiểu đường của hạt Methi?
3 điều bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý khi tập thể dục
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng